Tác gia Nikolay Leskov

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Tác gia Nikolay Semyonovich Leskov thuộc số ít nhà văn xuất thân hàng thánh chức. Giọng điệu của ông đặc biệt sắc sảo, mà trứ tác nào cũng hướng đến bài trừ tệ đoan nhằm giúp xã hội phát triển hơn lên.

Николай Семёнович Лесков (4 [16] февраля 1831, село Горохово, Орловская губерния [3] — 21 февраля [5 марта] 1895, Санкт-Петербург) — русский писатель, публицист, литературный критик. Долгое время публиковался под псевдонимом М. Стебницкий.​
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
CON BỌ MÁY
Левша

Trung thiên nguyên có nhan đề Truyện anh thợ lác thuận tay trái tỉnh Tula và con bọ thép (Сказъ о тульскомъ косомъ Лѣвшѣ и о стальной блохѣ, Сказ о тульском косом Левше и о стальной блохе, The Tale of Cross-eyed Lefty from Tula and the Steel Flea), được tác gia Nikolay Leskov soạn theo thi pháp đồng thoại. Sơ khởi, truyện đăng tuần báo Rus tháng 5 năm 1881. Đến năm 1882 nó lại được đưa vào tập truyện Người công chính (Праведники). Khoảng thập niên 1980-1990, tác phẩm này đã lên sàn nhạc kịch Việt Nam dưới nhan đề Con bọ chét, nhân vật anh thợ lác là vai diễn rất thành công của NSND Trần Hiếu.​

Năm 1815, sa hoàng Aleksandr Đệ Nhất tiến hành công du Anh quốc. Những người Anh đã khoe với ngài hoàng một con bọ chét bằng cơ khí biết diễn trò. Nhà vua thích quá bèn mua ngay về Sankt-Peterburg cho toàn dân chiêm ngưỡng cuộc tiến hóa kĩ nghệ.

Một thời gian sau, Aleksandr hoăng và bào đệ Nikolay Đệ Nhất lên thay. Trong số những kỉ vật của tiên đế có một con bọ thép cũ mà ở bụng khắc dòng chữ nymphosoria, song không ai hiểu là nghĩa gì. Quan bá tước Matvey Platov năm xưa từng tháp tùng Aleksandr lập tức được triệu vào cung, nhưng ông cũng chỉ nói được rằng đó là bí quyết thành công của nền kĩ nghệ Anh.

Sa hoàng Nikolay lập tức tìm những tay thợ lành nghề nhất nước để phó thác kế hoạch vượt người Anh. Trong số đó có anh thợ quân giới ở Tula xem ra tài hoa hơn cả. Anh không những khiến cả triều đình Nga ngạc nhiên mà rồi khắp Âu châu cũng sửng sốt. Nhưng rồi trong một trận đấu rượu, anh thợ vỡ bụng mà chết. Trước khi giắm mắt, anh để lại thư tiết lộ cách phát dương kĩ nghệ trong toàn dân.​

Mời các bạn tham khảo bản tiếng Ngatiếng Anh !


(trích 1)

Lúc hoàng đế Aleksandr Pavlovich xong việc ở Công Nghị Wien, ngài có nhã ý sẽ du ngoạn một vòng Âu châu và thưởng lãm những điều độc đáo ở từng xứ sở. Hồi ấy ngài đã chu du không thiếu nước nào và ghé không biết bao nhiêu chỗ, và nhờ lối xử sự dễ mến nên đức kim thượng đã có dịp đàm đạo với vô số hạng người khác nhau. Mà quả thật bất cứ ai cũng làm ngài phải sửng sốt về một điều gì đấy và ngõ hầu cũng khiến ngài quyến luyến chẳng nỡ rời ra. Tuy vậy, quan tùy tùng Platov người Kazakh sông Don lại lấy làm khó chịu lối hành xử này. Đức ông chỉ một dạ thương nhớ cái lò sưởi trong căn nhà quen thuộc, cho nên ông cứ nài bệ hạ hãy về nhà mình chơi đi đã. Vậy là ngay khi Platov nhận ra rằng ngài hoàng chỉ để tâm tới cái gì ngoại lai mới lạ, còn đoàn hộ tống thì ai nấy cũng im re, nên quan ông lên tiếng rằng : "Cái này hay cái kia thì quê hương chúng ta cũng có mà, vả lại cũng chẳng kém chút nào !" -- rồi ông gạt sang bên như thể vớ vẩn lắm.

Người Anh đón biết điều này, cho nên trước khi ngài hoàng đến viếng, họ đã cố công phát minh ra nhiều thủ thuật khác nhau để chinh phục tư tưởng vọng ngoại của ngài, và qua đó tách kim thượng ra khỏi dân Nga. Về căn bản trong một số tình huống, họ đã đạt mục đích, mà thường thường ở những đại hội khiến Platov hầu như không thể đàm thoại bằng tiếng Pháp. Thế nhưng đức ông ít tập trung trong vấn đề này, vì ông còn có gia đình để mà nhớ thương, do đó coi những cuộc trò truyện tiếng Pháp là lặt vặt không đáng bận tâm nhiều. Thành thử lúc người Anh dẫn bệ hạ đi thăm các quân xưởng, hãng xà bông và ngoạn cụ để phô trương kĩ nghệ ưu việt so với chúng ta, Platov mới nhủ rằng :

- Chậc, như vậy là quá lắm rồi. Ta đã cắn răng cam chịu, nhưng cho đến nay không cầm lòng nổi nữa. Bất luận ta có nói trúng hay trật, thì cũng không vì thế mà bội nghịch dân ta.

Thế là lúc đức ông còn đang đinh ninh trong dạ, đức kim thượng mới bảo rằng :

- Ấy đấy ! Ngày mai dư sẽ cùng ông đi xem chỗ trưng bày võ khí của họ. Chỉ bước đến đó thôi, ông mới biết thế nào là kiệt tác của tạo hóa. Rồi ông coi, bổ ích hơn nhiều cái việc hai ta cứ cãi nhau về sự sút kém của dân Nga, dù cũng chạm tự ái lắm chứ.

Platov không vội đáp ngài hoàng mà chỉ chúi mũi vào chiếc áo choàng xù xì của mình. Nhưng khi về đến nhà nghỉ, đức ông gọi người hầu bưng cho một chai rượu chua vùng Kavkaz đương ủ dưới hầm, làm một hớp ngon lành rồi cầu kinh trước bức tranh thánh như quyển sách gấp để tiện du lịch. Sau đấy ông trùm áo kín mình để hễ có ngáy cũng không làm người Anh nào trong nhà mất giấc.

Ông nghĩ : Sáng mai khôn ngoan hơn ban tối.​
 
Top